Sát trùng vết thương là một bước quan trọng khi chăm sóc các vết thương như bị đứt tay, trầy xước da do ngã, va quệt,… Việc lựa chọn dung dịch sát trùng phù hợp sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và nhanh làm lành vết thương. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn các loại dung dịch sát khuẩn vết thương và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.
1. Tầm quan trọng của dung dịch sát khuẩn vết thương
Các vết thương là nơi thuận lợi cho sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cho con người. Nhiễm trùng thường xảy ra khi vết thương không được sát trùng đúng cách. Vì vậy, việc sử dụng dung dịch sát khuẩn để xử lý vết thương là yêu cầu bắt buộc để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các chất sát khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương trên cơ thể, chẳng hạn như:
- Giúp loại bỏ những bụi bẩn, dịch viêm nhiễm, tế bào chết, v.v. trong khu vực bị tổn thương
- Kháng khuẩn, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào vết thương, tránh xảy ra các biến chứng như nhiễm độc máu, hoại tử.
- Ngoài ra, dung dịch sát khuẩn còn giúp vết thương nhanh lành hơn, chống viêm loét và hạn chế để lại sẹo.
2. Các loại dung dịch sát khuẩn vết thương thường gặp
2.1. Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý viết tắt là NaCl 0,9%, còn được gọi là nước muối đẳng trương, nó tương đương với nồng độ của dịch cơ thể người, bao gồm cả máu và nước mắt. Vì vậy, nước muối sinh lý được sử dụng tại chỗ để giúp rửa vết thương để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Do đó, khả năng sát trùng của nước muối sinh lý khá yếu.
Đối với những vết thương nhỏ, bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước muối. Tuy nhiên, với những vết thương hở lớn, có nguy cơ nhiễm trùng cao thì việc rửa bằng nước muối có thể không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng.
2.2. Cồn
Cồn là một dung dịch sát khuẩn được sử dụng rộng rãi không chỉ trong y học mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, cồn là chất được khuyến cáo sử dụng để sát khuẩn tay sau mỗi lần tiếp xúc nơi công cộng.
Cồn dùng để sát khuẩn phải có nồng độ trên 50%. Trong các loại thuốc sát trùng y tế, phổ biến nhất là cồn 70 độ. Dung dịch có nồng độ cồn cao quá sẽ không có tác dụng diệt khuẩn.
Tuy nhiên, cồn cũng có khá nhiều nhược điểm như: gây xót và khô da khi sử dụng, hiệu quả ngắn do bay hơi nhanh, do đó cồn không hề phù hợp khi sát trùng vết thương hở.
Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng cồn để sát trùng vết thương hở vì nó gây đau xót và làm cho vết thương chậm lành.
2.3. Nước oxy già
Oxy già (hay còn gọi là hydrogen peroxide- H2O2) là một dung dịch dùng để sát trùng vết thương, giá thành khá rẻ và có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc nào. Do H2O2 có tính oxy hóa cao, nên nó có thể loại bỏ các vi khuẩn có hại trên bề mặt da một cách dễ dàng.
Để sát trùng các vết thương nhỏ, ta chỉ cần sử dụng nước oxy già với nồng độ loãng 1,5%, 3% là đủ.
Tuy nhiên, tương tự như cồn, oxy già gây cũng gây khô, đau rát vết thương, không phù hợp để sử dụng sát khuẩn với vết thương hở. Bên cạnh việc tiêu diệt tế bào vi khuẩn, nó cũng tiêu diệt luôn cả tế bào lành của cơ thể, bao gồm các tế bào máu, mô liên kết và tế bào bạch cầu. Do đó vết thương bị mất đi khả năng miễn dịch kéo dài, khi oxy già hết tác dụng diệt khuẩn, vết thương sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Lưu ý: Không được sử dụng nước oxy già để rửa vết thương khi đang lên da non, nó sẽ làm tổn thương và khiến vết thương lâu lành hơn.
2.4. Thuốc đỏ
Vết thương sau khi đã rửa bằng cồn hoặc oxy già có thể bôi thuốc đỏ lên vết thương. Thuốc đỏ là một loại dung dịch sát trùng vết thương và giúp vết thương mau khô hơn. Tuy nhiên, vì dung dịch này có chứa thủy ngân, chúng ta không nên lạm dụng nó.
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được sử dụng thuốc đỏ để sát trùng với những vết thương hở có rỉ máu, vì thủy ngân có thể đi vào máu gây ra ngộ độc máu, dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.
3. Cách chọn dung dịch sát khuẩn cho vết thương hở
Các vết thương hở có khả năng tiếp xúc cao và cực kỳ dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm xâm nhập. Các vết thương hở nhỏ cũng có thể dẫn đến các biến chứng nặng như nhiễm trùng, hoại tử, gây nguy hại đến sức khỏe bệnh nhân nếu không được sát trùng đúng cách. Do đó, việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp cho vết thương hở cũng rất quan trọng.
Dung dịch sát khuẩn vết thương hở phải đáp ứng các yêu cầu:
- Không gây khô, đau xót, kích ứng da
- Không tiêu diệt tế bào lành, không cản trở quá trình miễn dịch và làm lành vết thương tự nhiên
- Sát khuẩn nhanh chóng, hiệu quả với các mầm bệnh
Có thể thấy, yêu cầu đối với thuốc sát trùng vết thương hở là vô cùng nghiêm ngặt. Một dung dịch khử trùng thông thường khó có thể đáp ứng cả ba tiêu chí trên.
Tuy nhiên, sự ra đời của sản phẩm xịt kháng khuẩn Chỉ Huyết Tán đã khắc phục được những hạn chế của các loại thuốc sát trùng khác, mang tới cho người dùng sự tin cậy và hiệu quả nhất.
Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch Chỉ Huyết Tán
Dung dịch Chỉ Huyết Tán là gì?
Chỉ Huyết Tán là sản phẩm xịt kháng khuẩn giúp xử lý các vết thương nhanh nhất, được sản xuất bởi Công ty dược phẩm Tất Thành, kết hợp với nhà máy trực thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, được nghiên cứu dựa trên bài thuốc gia truyền của vị lương y người Dao.
Chỉ Huyết Tán là một dung dịch sát khuẩn vết thương hở hiệu quả, an toàn, lành tính, không làm đau xót vết thương. Sản phẩm này đã đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt được đặt ra với thuốc sát trùng vết thương hở.
Ưu điểm của Chỉ Huyết Tán
Chỉ Huyết Tán có nhiều ưu điểm hơn so với các sản phẩm sát khuẩn khác mà bạn nên sử dụng:
- Sản phẩm được chiết xuất từ 6 loại dược liệu quý từ tự nhiên, an toàn với mọi đối tượng sử dụng.
- Chỉ Huyết Tán vừa có tác dụng làm sạch vết thương, vừa giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình làm lành mọi loại vết thương
- Chỉ Huyết Tán có giá khá rẻ so với các sản phẩm khác. Để mua 1 lọ xịt 15ml chỉ cần 90.000 đồng, và 1 lọ có thể sử dụng được lên tới 160 lần xịt.
- Sản phẩm được thiết kế dưới chai dạng xịt, tiện lợi, dễ dàng mang theo sử dụng bất cứ nơi đâu.
Hướng dẫn sử dụng Chỉ Huyết Tán
Sử dụng dung dịch xịt Chỉ Huyết Tán khá đơn giản. Bạn chỉ cần xịt dung dịch Chỉ Huyết Tán trực tiếp vào vùng da bị thương một lượng vừa đủ để giúp sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời giúp cầm máu nhanh hơn, làm dịu vết đau.
Với những vết thương hở cấp và mạn tính: Bạn cần làm sạch vết thương và tạo một lớp màng bảo vệ bằng cách xịt kháng khuẩn 2-3 lần dung dịch. Sau đó cần tiếp tục xịt nhiều lần trong ngày cho đến khi vết thương khô lại.
Trên đây là những thông tin hữu ích về các loại dung dịch sát khuẩn vết thương và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng các bạn sẽ chọn được cho mình sản phẩm phù hợp và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Nếu bạn còn những thắc mắc hoặc có bất cứ câu hỏi gì, hãy đăng ký để lại bình luận ngay bên dưới để sớm được đội ngũ chúng tôi tư vấn.