Bỏng bô xe máy là tai nạn mà trẻ nhỏ dễ gặp phải khi đang chơi đùa hoặc không may chạm phải ống bô còn nóng khi ở gần xe máy. Làn da của trẻ nhỏ khá yếu ớt, mỏng manh và dễ bị tổn thương, nếu bé bị bỏng bô xe máy sẽ rất đau đớn, khó lành và dễ để lại sẹo. Do vậy, cha mẹ cần phải trang bị cho mình kiến thức về cách chữa bỏng bô xe máy cho bé để xử lý kịp thời khi bé bị bỏng bô, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc cho bé.
- Xác định các cấp độ bỏng
Bước đầu tiên trong quá trình chữa bỏng bô xe máy là xác định mức độ bỏng. Mức độ nghiêm trọng của vết bỏng phụ thuộc vào diện tích và độ sâu của vết thương. Bỏng được chia theo 3 mức độ:
Bỏng độ 1: Chỉ làm tổn thương đến lớp da đầu tiên (biểu bì). Vùng da bị bỏng chỉ tấy đỏ, hơi sưng và đau nhẹ. Thời gian phục hồi vết thương chỉ từ 2 đến 3 ngày
Bỏng độ 2: Vết bỏng làm tổn thương lớp da thứ nhất và cả lớp da thứ hai. Triệu chứng xuất hiện giống với bỏng cấp độ 1 nhưng đau rát hơn và xuất hiện các mụn nước. Thời gian phục hồi vết bỏng thường từ 2 đến 3 tuần.
Bỏng độ 3: Đây là mức độ nguy hiểm nhất, da bị tổn thương đến tận sâu lớp mỡ dưới da; các mô mềm, gân, xương đều có thể bị ảnh hưởng. Bạn cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Các trường hợp bỏng nặng chỉ được điều trị tại các khoa chuyên môn của phòng khám. Tùy thuộc vào mức độ và khu vực tổn thương, việc điều trị và phục hồi có thể mất nhiều tháng.
2. Bé bị bỏng bô xe máy phải làm gì?
2.1. Với bỏng độ 1 và độ 2
2.1.1. Làm mát vết bỏng
Khi bé bị bỏng bô xe máy, hãy lập tức cho bé rửa hoặc ngâm vết bỏng bằng nước mát sạch sớm nhất có thể (nhưng không phải nước lạnh). Điều này sẽ giúp làm mát tức thì, giảm cơn nóng rát, đồng thời hạn chế việc vết bỏng đi sâu vào cơ thể, giúp quá trình hồi phục nhanh hơn, tránh để lại sẹo xấu.
Nhớ đừng ngâm vết bỏng trong nước quá lâu, vì điều này sẽ làm vết thương sâu hơn, có thể khiến vùng da bị tổn thương bị hoại tử. Chỉ nên ngâm vết thương trong nước mát khoảng 15-20 phút là tốt nhất.
2.1.2. Sát khuẩn vết thương
Sau khi vết bỏng đã được làm mát, hãy dùng dung dịch povidine 10% (nước có chứa i-ốt), nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch xịt Chỉ Huyết Tán để vệ sinh vết thương cho bé, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Lưu ý: không nên sử dụng cồn y tế, nước oxy già hoặc thuốc đỏ để sát khuẩn vì các dung dịch này có tính sát khuẩn quá cao, gây đau xót cho bé và có thể làm tổn thương mô hạt, khiến cho vết bỏng lâu lành.
2.1.3. Băng bó vết thương bị bỏng
Băng khu vực bị bỏng bằng miếng băng hoặc gạc vô trùng, vừa để ngăn chặn bụi bẩn và sự xâm nhập của vi sinh vật, vừa giúp giảm đau cho bé. Tránh quấn băng quá chặt vì có thể làm cho da bé bị tổn thương thêm.
Lưu ý:
– Nếu vết bỏng xuất hiện mụn nước, hãy băng miếng gạc lỏng hơn một chút để các mụn nước không bị vỡ ra.
– Không được làm vỡ các mụn nước đã hình thành trên bề mặt vết bỏng. Những mụn nước này giúp chữa lành vùng bị thương, và việc làm vỡ chúng có thể gây đau đớn hơn, tăng biến chứng nhiễm trùng và dễ để lại sẹo.
2.2. Với bỏng độ 3
Trong trường hợp bỏng bô xe ở cấp độ 3, bạn cần:
- Gọi bác sĩ hoặc đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.
- Không rửa vết bỏng dưới dòng nước lạnh vì điều này có thể làm hạ thân nhiệt hoặc gây sốc.
- Dùng khăn sạch che vùng tổn thương để tránh nhiễm trùng
Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng các loại thuốc bôi hoặc dung dịch xịt ngoài da cho bé để giúp vết thương của bé tránh bị viêm nhiễm, đau rát kéo dài, đồng thời thúc đẩy vết thương mau lành và ngăn ngừa để lại sẹo.
3. Những loại thuốc chữa bỏng bô xe máy cho bé
3.1. Dung dịch xịt Chỉ Huyết Tán
Chỉ Huyết Tán nổi tiếng là một sản phẩm chuyên dùng để xử lý các loại vết thương, được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Tất Thành. Đây là sản phẩm hỗ trợ chữa bỏng bô xe máy vô cùng hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé yêu.
Chỉ Huyết Tán được thiết kế dưới dạng lọ xịt tiện lợi, dùng ngoài da, có tác dụng làm sạch da nhanh chóng, xoa dịu cơn đau rát do vết bỏng gây ra. Đồng thời sản phẩm còn giúp sát khuẩn tốt mà không làm đau xót vết thương, thúc đẩy quá trình lành vết thương, hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
Cách dùng: Bạn chỉ cần xịt trực tiếp với một lượng vừa đủ dung dịch Chỉ Huyết Tán lên vùng da bị bỏng, hoặc xịt vài lần lên bông gạc hoặc miếng dán để băng lên vết thương cho bé.
Với những ưu điểm của Chỉ Huyết Tán như:
- Hiệu quả cao, an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm, yếu ớt của bé
- Giá cả hợp lý, tiết kiệm (90.000 đồng/chai 15ml, dùng được cho 160 lần xịt)
- Thiết kế dạng xịt, nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng
- Nguồn gốc rõ ràng, uy tín
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không sắm 1 lọ xịt vết thương Chỉ Huyết Tán để chăm sóc cho bé và những người thân yêu.
Xem thêm chi tiết sản phẩm tại: Chỉ Huyết Tán – dung dịch xịt vết thương hở chuyên biệt
3.2. Thuốc mỡ kháng sinh
Các vết bỏng độ 2 trở lên có nguy cơ nhiễm trùng cao nên phải cho bé dùng thuốc mỡ kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ giúp ngăn vi khuẩn từ môi trường tiếp xúc với vết bỏng. Sau đó, băng vết bỏng bằng băng gạc vô trùng.
Tuy nhiên, cần lưu ý, thuốc kháng sinh là thuốc kê đơn và cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên quá lạm dụng. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không chỉ gây kháng thuốc mà còn gây hại cho quá trình lành vết bỏng.
3.3. Nha đam
Nha đam nổi tiếng là loại dược liệu với khả năng làm đẹp da, dưỡng ẩm và làm dịu vết bỏng, cộng với khả năng kháng viêm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn.
Thành phần của các thuốc hoặc kem có chứa nha đam được chứng minh là mang lại hiệu quả tốt đối với vết bỏng ở độ 1 và độ 2 nhẹ.
Sau khi sơ cứu vết bỏng cho bé, bạn có thể trực tiếp tách gel từ cây nha đam và bôi lên vết bỏng và vùng da xung quanh. Để cho khô tầm nửa tiếng rồi rửa lại bằng nước mát. Cứ 2 tiếng thì lặp lại một lần để vết bỏng luôn được làm mát.
3.4. Mật ong
Mật ong vừa là một loại thực phẩm, vừa được biết đến là một vị thuốc đến từ thiên nhiên. Cũng bởi vì nó có tác dụng chống viêm, kháng nấm và tái tạo tế bào rất tốt. Sử dụng mật ong còn giúp giảm đau, giảm sẹo hiệu quả.
Tuy nhiên, trước khi bôi lên vết thương, bạn cần xác định rõ nguồn gốc cũng như chất lượng của mật ong.
Làn da của trẻ em vốn rất nhạy cảm và mỏng manh nên nếu bé bị bỏng bô xe máy, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng và biết cách xử lý kịp thời. Bài viết trên đã hướng dẫn cách chữa bỏng bô xe máy cho bé nhanh chóng mà không để lại sẹo. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho mọi người, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ.